Đến dự chương trình, về phía ĐHQG-HCM có PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa - Nguyên Phó Giám đốc ĐHQG-HCM; về phía Nhà trường có GS.TS Võ Văn Sen - Nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Hiệu trưởng Nhà trường; GS.TSKH Trần Ngọc Thêm - Nguyên Giám đốc Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng; TS. Nguyễn Duy Mộng Hà - Trưởng phòng Khảo thí và Đảm bảo Chất lượng; TS. Lê Thị Ngọc Điệp - Trưởng khoa Văn hóa học; Đại diện Đại học Lạc Hồng; Đại diện Đại học Tôn Đức Thắng; cùng cán bộ, giảng viên, sinh viên các khoa của Trường ĐH KHXH&NV.

TS. Lê Thị Ngọc Điệp phát biểu khai mạc. Ảnh: Việt Thành
Phát biểu khai mạc chương trình, TS. Lê Thị Ngọc Điệp cho biết buổi tọa đàm được tổ chức nhằm mục đích tìm kiếm việc xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc xây dựng văn hóa học đường đại học ở Việt Nam trong thời kỳ phát triển và hội nhập; công bố những kết quả nghiên cứu về văn hóa học đường đại học; xác định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của văn hóa học đường đại học trong xây dựng, phát triển đất nước.

GS.TS. Võ Văn Sen - phát biểu tổng quát đề tài nghiên cứu. Ảnh: Việt Thành

PGS.TS. Dương Minh Quang báo cáo tham luận. Ảnh: Việt Thành

TS. Trần Long phát biểu tham luận. Ảnh: Việt Thành.

TS. Lê Hoàng Dũng báo cáo tham luận. Ảnh: Việt Thành.

ThS. NCS. Võ Phúc Toàn báo cáo tham luận. Ảnh: Việt Thành.
Tại buổi làm việc, GS.TS Võ Văn Sen giới thiệu tổng quát về đề tài “Xây dựng văn hóa học đường đại học Việt Nam trong thời kỳ phát triển và hội nhập”. Ông nhấn mạnh: “Từ những cuộc khảo sát tình hình thực tế, đề tài tìm ra những cơ sở thực tiễn và lý luận, từ đó thiết kế những phương pháp, mô hình phù hợp trong việc xây dựng văn hóa học đường đại học ở Việt Nam”.
PGS.TS. Nguyễn Hội Nghĩa phát biểu tại toạ đàm. Ảnh: Việt Thành.
Buổi tọa đàm tập trung vào các nội dung chính: Vai trò của văn hóa học đường trong phát triển kinh tế - văn hóa xã hội Việt Nam; mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa trong phát triển văn hóa học đường, các mô hình văn hóa học đường ở Việt Nam và TP.HCM, khu vực Nam Bộ; cơ sở lý luận và thực tiễn văn hóa học đường; phương hướng phát huy, đào tạo nguồn nhân lực văn hóa học đường; đề xuất các giải pháp, điều kiện thực thi văn hóa học đường; văn hóa học đường và các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Các nhà khoa học ở các trường ĐH, Viện tại TP.HCM về tham dự. Ảnh: Việt Thành.

Các đại biểu chụp hình lưu niệm. Ảnh: Việt Thành.
Tại phần thảo luận, tọa đàm nhận được nhiều ý kiến, tranh luận sôi nổi từ các nhà nghiên cứu, giảng viên và sinh viên.
Tin: TUYẾT RCOM
Ảnh: Việt Thành