Báo cáo chuyên đề khoa học là hoạt động thường niên của Khoa Văn hóa học được tiến hành mỗi tháng tại văn phòng khoa. Ngoài những vấn đề liên quan đến lịch sử nghiên cứu vấn đề, mục tiêu nghiên cứu. TS. Phan Anh Tú nhấn mạnh nghiên cứu này thực hiện bằng phương pháp ngiên cứu định tính với các công cụ quan sát tham dự.

Buổi báo cáo chuyên đề diễn ra sáng ngày 27/05/2019. Ảnh: Việt Thành
Từ các vấn đề lịch sử cụ thể, TS. Phan Anh Tú đã làm rõ hơn quá trình di cư của người Ấn đến Sài Gòn với những lí do đặc biệt. Đời sống tín ngưỡng của người Ấn chủ yếu theo Ấn giáo và Hội giáo với các ngành nghề mà người Ấn đã kinh doanh vàng bạc, bán lụa, hương liệu tại Sài Gòn.
Bên cạnh các hoạt động kinh tế thì vấn các vấn đề tín ngưỡng của người Ấn gắn liền với các ngôi đền Hindu giáo như Đền Sri Thenday Yutthapani, đền Subraminiam Swamy, đền Mariamman, miếu Ganesha. Những ngôi đền này được xem là nơi tập trung hoạt động tín ngưỡng của người Ấn tại Sài Gòn.

Buổi báo cáo chuyên đề có sự tham dự của BCN Khoa. Ảnh: Việt Thành
Qua quá trình biến đổi thì theo Ấn Giáo các tín ngưỡng Ấn giáo đã chuyển thành tín ngưỡng dân gian, hòa cùng Phật giáo. Đặc biệt mối quan hệ giữa tín ngưỡng nữ thần Mariamman và tín ngưỡng Bà Đen… Người Ấn nhận ra tín ngưỡng nữ thần trong mối quan hệ kinh tế; chuyên linh ứng của nữ tần Mariamman, thần Murugan và Genesha; nhận thức về sự linh thiêng… Sự biến đổi còn thể hiện ở chổ đồng hóa thần linh Ấn Giáo với tín ngưỡng Phật giáo và tín ngưỡng dân gian trong quá trình thờ tự tại các ngôi đền Ấn Giáo.

TS. Phan Anh Tú trình bày tại buổi báo cáo. Ảnh: Việt Thành
Còn nhiều vấn đề khác được TS. Phan Anh Tú trình bày và giải thích, làm rõ không chỉ ở góc độ văn hóa học mà còn ở các vấn đề lịch sử, nhân học. Nghiên cứu này cũng đã làm rõ hơn các vấn đề văn hóa Nam bộ trong mối quan hệ tương đồng của người Việt và người Ấn.
Báo cáo kế tiếp vào tháng 7/2019 là chuyên đề “Những vấn đề lý thuyết trong nghiên cứu văn hóa” do TS. Lý Tùng Hiếu trình bày.
Tin, ảnh: Việt Thành